David Beckham gây sốc đàm phán chiêu mộ Di Maria vì Messi
Sáng 14.1, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Anh Dũng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND P.Bình Định (TX.An Nhơn, Bình Định), cho biết trên địa bàn phường vừa xảy ra vụ hàng trăm chậu hoa cúc của người dân bị héo, chết bất thường, gây thiệt hại hơn 100 triệu đồng.Cụ thể, hơn 300 chậu hoa cúc trồng để phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 của gia đình bà Đặng Thị Lý (55 tuổi, ở khu vực Kim Châu, P.Bình Định) bỗng dưng bị héo, chết bất thường. "Chính quyền địa phương đã chỉ đạo công an phường vào cuộc, phối hợp với các đội nghiệp vụ của Công an TX.An Nhơn điều tra, xác minh làm rõ vụ việc này", ông Dũng nói.Vụ hoa tết năm nay, gia đình bà Lý dùng tiền tích góp sau một năm làm phụ hồ để đầu tư trồng hơn 300 chậu hoa cúc. Số hoa này đã được thương lái đặt cọc mua, chỉ còn 10 ngày nữa sẽ đến vận chuyển đi bán. Tuy nhiên, hiện số hoa này bị chết khiến vợ chồng bà trắng tay, rơi vào cảnh nợ nần. Những ngày qua, vợ chồng bà Lý "mất ăn, mất ngủ" vì chẳng biết lấy đâu ra tiền để trả các khoản chi phí phân, thuốc, nhân công..."Chiều 8.1, vợ chồng tôi tưới nước cho hoa như bình thường. Sáng hôm sau, hoa trong vườn đã héo úa mà không rõ nguyên do. Quá hoảng hốt, vợ chồng tôi kiểm tra phuy chứa nước thì phát hiện dấu hiệu bất thường, nghi có người đổ thuốc vào nên đã trình báo công an. Mong cơ quan chức năng điều tra, làm rõ", bà Lý nói.Trước sự việc trên, ông Lê Trung Hiếu (62 tuổi, ở P.Bình Định) đã thử lấy một ít nước từ phuy của gia đình Lý tưới một chậu hoa cúc trong vườn nhà mình. Kết quả chậu hoa này cũng úa và chết ngay sau đó."Tôi nghi có kẻ xấu bỏ thuốc vào phuy nước của vườn bên cạnh nên mới dẫn đến cơ sự này. Đã trồng cúc bao nhiêu năm nay thì không thể nào nhầm lẫn trong việc pha thuốc, làm chết hàng trăm chậu cúc như vậy được. Mong công an vào cuộc điều tra làm rõ. Nếu vụ việc không được sáng tỏ, tình trạng này sẽ còn tái diễn", ông Hiếu bức xúc nói.Lãnh đạo UBND TX.An Nhơn cho biết, tình trạng hoa cúc chết bất thường với số lượng lớn chưa từng xảy ra tại địa phương. UBND TX.An Nhơn đã chỉ đạo cơ quan chức năng kiểm tra, xác minh vụ việc.Trường Phổ thông Năng khiếu công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10
Thấy được tầm quan trọng của điện nên Đảng và Nhà nước chú ý đầu tư phát triển hệ thống lưới điện quốc gia. Và công trình đường dây 500kV Bắc - Nam do Thủ tướng Võ Văn Kiệt phát lệnh khởi công, sau đó đã chính thức vận hành, hòa lưới điện quốc gia đã "lột xác" ngành điện. Cùng với đó là nhà máy thủy điện trên hệ thống sông Đồng Nai cũng được xây dựng 2004, tới năm 2013 nhà máy đã phát điện hòa vào lưới điện quốc gia.Trong một lần nói chuyện với người cháu Đoàn Văn Lâm (gọi tôi bằng chú, nhà ở Truông Mít, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh), tôi hỏi tình hình hệ thống lưới điện của xã, huyện mình nay ngon lành không? Có còn thường xuyên bị cúp hay điện yếu không thể tưới cây được như mấy năm trước hay không? Cháu phấn khởi cho biết: "Hệ thống điện giờ được xây dựng gần như phủ khắp huyện, tỉnh luôn rồi, 100% nhà dân có điện sử dụng. Ngành điện cũng có nhiều đổi mới nhiều lắm. Cháu thấy đổi mới rõ nhất là dịch vụ khách hàng sử dụng điện được chú trọng và thay đổi rất nhiều so với 3-4 năm về trước".Đứa cháu tôi nhớ lại giai đoạn khó khăn, khách hàng của điện lực phải chờ rất lâu để xử lý một việc hay một sự cố rất nhỏ liên quan đến điện. Chẳng hạn điện bỗng dưng bị cúp do mưa gió, cây ngã đổ, xe tải chạy qua vướng dây điện làm đứt dây hay lý do nào đó về kỹ thuật. Hồi đó, nhà ai chưa có lắp điện thoại cố định thì họ phải trực tiếp xuống điện lực huyện báo, rất mất thời gian, công sức. Kế đó, nhân viên trực ghi nhận và chờ công ty điện lực phân công nhân viên đến xử lý. Do đó, thời gian chờ đợi sửa chữa để có điện trở lại có khi mất cả ngày là chuyện bình thường. Hay như việc ghi số điện, định kỳ hàng tháng đúng ngày quy định, nhân viên điện lực đến nhà ghi chỉ số điện năng tiêu thụ để thu tiền điện nhưng do nhiều gia đình đi làm cả ngày, đến ngày ghi chỉ số điện tiêu thụ, phải phân công một người ở nhà để... chờ nhân viên điện lực xuống ghi. Việc này cũng không thuận tiện vì giờ giấc không cố định, nhiều khi nhân viên ghi điện bị xe hư đột xuất, bị mưa gió… coi như hôm đó nghỉ làm gần nguyên ngày. Còn nếu không thu xếp ở nhà được, nhiều người "sáng kiến" ghi chỉ số mới trên bảng con treo trước cổng cho nhân viên ghi điện biết. Tương tự, việc đóng tiền điện hàng tháng cũng nhiêu khê, đôi khi không đóng kịp tiền điện vì không ở nhà, Công ty điện lực nhắc nhở và báo cắt điện là bình thường.Những "nỗi khổ" trên của người dùng điện bị xóa sạch qua sự phát triển, đổi mới, hiện đại của ngành điện. Theo tôi, việc chuyển đổi số của ngành điện cả nước nói chung, Điện lực miền Nam nói riêng đang được thực hiện một cách tích cực và hiệu quả. Ngoài trang bị phương tiện hiện đại, máy móc tối tân chuyên biệt của ngành điện ra, ngành điện cũng ra sức tuyên truyền rộng rãi trên phương tiện truyền thông đại chúng cho người dân ai cũng biết các thao tác đơn giản trên chiếc điện thoại thông minh, như người ở quê bây giờ sử dụng app CSKH của EVNSPC do Điện lực Tây Ninh hướng dẫn rất thành thạo. "Từ khi cháu sử dụng app rất thích vì rất tiện dụng của các ứng dụng. Mở app ra là thấy đầy đủ từ thông báo tiền điện, biểu đồ điện năng tiêu thụ hàng ngày, chương trình ưu đãi, khuyến mãi, thông tin ngưng cung cấp điện… Hay mình cần hỏi điều gì có thể trực tiếp gọi hay nhắn tin sẽ được trả lời thỏa đáng", Đoàn Văn Lâm hào hứng kể.Kỷ niệm 50 năm thành lập ngành điện miền Nam (1975-2025) tôi thấy được sự lớn mạnh và ngày càng phát triển vượt bậc của ngành điện nhất là trong giai đoạn chuyển đổi số. Chỉ việc ghi chỉ số điện năng tiêu thụ và thu tiền điện hàng tháng không còn con người trực tiếp đến nhà dân ghi chỉ số và đưa hóa đơn tiền điện như trước kia, là sự thay đổi rất lớn. Giờ lại thêm thay đổi nữa là trên app chăm sóc khách hàng của điện lực các tỉnh, thành miền Nam đến kỳ hạn hàng tháng đều tự động báo cho khách hàng điện năng tiêu thụ, số tiền đóng. Chỉ cần thao tác trên app ngân hàng chuyển khoản tiền là khách hàng hoàn tất thanh toán tiền tiện, thật tiện lợi vô cùng.Trải qua 50 năm, hôm nay (năm 2025) có thể khẳng định chắc chắn hệ thống lưới điện miền Nam được nâng cấp ngày càng hiện đại. Điện lưới quốc gia hiện tại gần như phủ sóng khắp miền Nam từ vùng sâu, vùng xa đến hải đảo. Bộ mặt nông thôn của miền Nam được tươi mới, sáng sủa. Từ đó, nhiều công trường mọc lên, các nhà máy, xí nghiệp, ngành nghề liên danh với nước ngoài hay tư nhân trong nước được đầu tư nên kinh tế khu vực miền Nam phát triển đi lên từng ngày.Cuộc thi viết "50 năm thắp sáng niềm tin" có tổng giải thưởng lên đến 100 triệu đồng.- Nhận bài thi đến hết ngày 30.4.2025.- Email: 50namdienmiennam@thanhnien.vn. Mời quý bạn đọc xem thể lệ cuộc thi trên thanhnien.vn/evnspc.vn.
Kỳ 12: Bác sĩ Louis Brasseur: Bé mọn để nghe được nỗi lòng bệnh nhân
Nguyễn Huỳnh Tâm Nhi (26 tuổi), quê ở Đồng Nai, lớn lên trong gia đình làm nghề nuôi bè cá. Cuộc sống vốn đã chẳng dư dả, nhưng khi gia đình làm ăn thua lỗ, giấc mơ đại học của Nhi đành gác lại ngay sau khi tốt nghiệp THPT. 18 tuổi, Nhi bắt đầu làm chuyên viên tại một spa, rồi chuyển sang tư vấn thẩm mỹ. Công việc không chỉ giúp Nhi trang trải cuộc sống mà còn là con đường để cô giúp đỡ gia đình vượt qua khó khăn.Hơn một năm rưỡi trước, Nhi bước chân vào thế giới TikTok, nơi cô chia sẻ những câu chuyện đời thường về tình yêu, công việc. Ban đầu, cô gặp không ít trở ngại: khả năng nói chuyện chưa lưu loát, sự tự tin còn thiếu. Nhưng Nhi không bỏ cuộc. Cô mày mò đọc sách, học cách cải thiện bản thân, từ giao tiếp đến ngoại hình. "Thời gian đầu, mình rất ngại, nhưng nghĩ đến gia đình, mình phải cố gắng", Nhi tâm sự.Thành quả đến từ sự kiên trì ấy không nhỏ. Tháng 5.2024, Nhi chi 100 triệu đồng sửa lại căn nhà cho ba mẹ ở quê, nơi ba chị em cô từng lớn lên mà không có nổi một phòng riêng. Giờ đây, cô còn gửi tiền về nuôi em út ăn học. Nhi giờ đã tự tin hơn, trở thành chỗ dựa vững chắc cho gia đình. Dẫu đôi lúc phải đối mặt với những lời khiếm nhã khi livestream, cô chọn im lặng, lấy gia đình làm điểm tựa để vượt qua tất cả.Nguyễn Thị Kim Thoa (25 tuổi), quê Cần Thơ, đầy sự hy sinh cho gia đình. Gia đình vốn chỉ dựa vào đồng lương công nhân của ba mẹ để nuôi hai chị em ăn học. Nhưng biến cố ập đến khi Thoa học lớp 12, mẹ cô phát hiện u nang buồng trứng, phải phẫu thuật. Sức khỏe yếu khiến bà không thể đi làm, gia đình rơi vào cảnh nợ nần đúng lúc Thoa thi đậu Đại học Cần Thơ.Không muốn ba mẹ thêm gánh nặng, Thoa vừa học, vừa làm thêm để phụ giúp gia đình. Ngày tốt nghiệp đại học lẽ ra là niềm vui lớn, nhưng cũng là lúc gia đình vỡ nợ với số tiền hơn 40 triệu đồng, con số vượt xa khả năng chi trả của họ. Thoa đứng ra vay tiền từ người thân để trả nợ, đồng thời gánh thêm trách nhiệm lo cho em gái bước vào đại học. Rời quê, cô lên Bình Dương làm kiểm toán cho một công ty gỗ. Công việc vất vả, áp lực, nhưng Thoa chưa bao giờ than vãn. "Mình chỉ mong gia đình ổn định, em gái được học hành tử tế", Thoa nói.Hành trình của Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (27 tuổi, quê Ninh Bình) bắt đầu từ một tai nạn kinh hoàng của chồng cô là anh Lực. Chồng Nguyệt bị liệt tứ chi sau tai nạn giao thông, mất khả năng tự vệ sinh và ăn uống. Từ một cô gái yếu đuối, Nguyệt buộc phải mạnh mẽ để làm chỗ dựa cho chồng và con gái nhỏ.Một tháng sau tai nạn, Nguyệt đưa anh Lực đến Bệnh viện Phục hồi chức năng T.Ư (Thanh Hóa) để bắt đầu hành trình phục hồi. Những ngày ở viện, cô trải chiếu nằm dưới sàn để trông chồng, con gái thì gửi về ngoại. Anh Lực phải tập lại mọi thứ như một đứa trẻ: ăn, nói, đi đứng. Sau 50 ngày, anh mới tỉnh táo và nói được. 4 tháng sau, anh tự ngồi được. 5 tháng sau, anh đứng lên với đôi chân run rẩy. Nhưng hành trình ấy không hề dễ dàng. "Có lần tập đi, anh mất thăng bằng, mình không giữ nổi, cả hai cùng ngã. Lúc ấy chỉ biết ôm nhau khóc", Nguyệt kể."Chăm chồng khiến mình mạnh mẽ hơn. Dù khó khăn thế nào, chỉ cần hai vợ chồng cùng cố gắng, mọi thứ sẽ tốt lên", cô nói. Hiện anh Lực đã hồi phục tốt, dù nửa người bên trái vẫn yếu. Nguyệt vẫn kiên nhẫn đồng hành, hy vọng một ngày chồng trở lại như xưa.Cuộc sống vẫn còn đó những khó khăn, Ánh Nguyệt nói: "Chỉ cần cùng cố gắng, mọi thứ sẽ tốt lên". Những người phụ nữ ấy không chỉ là trụ cột gia đình, mà còn là minh chứng rằng, trong nghịch cảnh, con người ta có thể tìm thấy sức mạnh để vươn lên, để yêu thương và hy vọng.
Ngoài dấu hiệu sưng hoặc cục u, theo Phòng khám Mayo Clinic (Mỹ), các dấu hiệu khác của ung thư tinh hoàn bao gồm:
‘Nữ tướng’ Pharmacity 'mê' bánh chưng Hà Nội
Liên quan đoạn clip phản ánh tình trạng lạm thu tại một trường học trên địa bàn, ngày 28.2, một lãnh đạo UBND H.Cái Nước (Cà Mau) cho biết, UBND huyện đang khẩn trương thành lập tổ xác minh theo chỉ đạo của UBND tỉnh.Tổ xác minh do lãnh đạo Phòng GD-ĐT H.Cái Nước làm tổ trưởng. Tổ sẽ xác minh việc một giáo viên Trường THCS Trần Quốc Toản (xã Thạnh Phú, H.Cái Nước) đăng clip lên mạng xã hội tố trường này thu nhiều khoản không hợp lý đối với học sinh.Cùng ngày, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Lâm Việt Bắc, Hiệu trưởng Trường THCS Trần Quốc Toản, xác nhận người xuất hiện trong clip tố trường lạm thu là ông N.T.G, giáo viên dạy môn giáo dục thể chất của trường. Đồng thời, ông Bắc cho rằng, giáo viên tố cáo trường có những vấn đề chưa đúng bản chất.Đối với việc trường thu 50.000 đồng/học sinh/năm cho phần mềm edu, hiệu trưởng lý giải, phần mềm edu không chỉ đơn thuần hỗ trợ liên lạc giữa nhà trường với phụ huynh mà còn quản lý học sinh, có nhiều tiện ích cho trường, phụ huynh và học sinh. Phần mềm này không chỉ thực hiện trên Zalo là được. "Trước mình ghi điểm sổ, lấy máy tính cộng thủ công, giờ chỉ nhập điểm, nhập kết quả đánh giá vào phần mềm, phần mềm sẽ tự động đánh giá, xuất phiếu liên lạc điện tử, học bạ điện tử ... trên cơ sở đó giáo viên chủ nhiệm gửi thông tin về cho phụ huynh. Đây không đơn thuần là tin nhắn nhắc nhở của nhà trường đến phụ huynh. Trường đã họp xin ý kiến phụ huynh, được phụ huynh đồng tình mới thu" ông Bắc giải thích thêm.Đối với việc thu tiền giấy thi, giấy kiểm tra, theo ông Bắc, hiện nay đề thi theo Chương trình GDPT 2018, bài thi có phần trắc nghiệm với rất nhiều câu hỏi, nên đề dài, phải photo ra để học sinh thuận tiện, đỡ mất thời gian chép đề và cũng được sự thống nhất của phụ huynh học sinh.Còn việc tổ chức sinh nhật, lễ 20.11 hoặc 8.3 cho giáo viên, nhà trường không có chủ trương thu quỹ của học sinh, mà một số học sinh trong lớp mến thầy, tự góp tiền tổ chức cho thầy cô.Như Thanh Niên đã thông tin, mạng xã hội xuất hiện clip của người tự xưng là N.T.G, giáo viên Trường THCS Trần Quốc Toản, phản ánh nhà trường thu nhiều khoản không hợp lý từ phụ huynh học sinh.Theo nội dung clip, trường thu 50.000 đồng/học sinh/năm cho phần mềm edu, trong khi những thông tin này có thể thực hiện miễn phí qua nhóm Zalo. Ngoài ra, trường còn thu 40.000 đồng/học sinh/năm cho giấy thi, giấy kiểm tra, giấy nháp, trong khi các khoản này đã được UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí. Giáo viên trên cũng nhấn mạnh rằng nhà trường không có quyền giữ tiền của học sinh hay thu tiền mua quà tặng giáo viên vào ngày 20.11.Ngoài ra, clip còn đề cập đến các khoản thu như quỹ lớp, tiền sinh nhật thầy cô, tiền tổ chức ngày 8.3, liên hoan cuối năm… Người phản ánh ước tính tổng số tiền trường thu sai có thể lên đến hơn 200 triệu đồng.Sau khi clip xuất hiện, lãnh đạo Phòng GD-ĐT H.Cái Nước đã trực tiếp làm việc với cá nhân giáo viên tố nhà trường. Đồng thời, phối hợp Công an xã Thạnh Phú theo dõi, xử lý việc giáo viên đưa thông tin phản ánh lên mạng xã hội.Trước sự việc trên, UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo UBND H.Cái Nước chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan rà soát, báo cáo cụ thể về nội dung phản ánh. Đồng thời, tỉnh yêu cầu tổ chức kiểm điểm, xử lý theo quy định nếu phát hiện sai phạm.